Giỏ hàng

Chọn địa chỉ nhận hàng

Đóng
Vui lòng đợi trong giây lát...

Hãy chọn địa chỉ cụ thể để chúng tôi cung cấp chính xác giá và khuyến mãi

Tại sao phải bảo trì bảo dưỡng máy phát điện ?

Ngày đăng: 03/02/2023

Khi sử dụng máy phát điện, muốn máy hoạt động ổn định, không bị trục trặc và có tuổi thọ lâu bền thì việc bảo trì máy phát điện thường xuyên là điều vô cùng quan trọng. Bài viết sau sẽ cung cấp các biện pháp để bạn có thể bảo trì máy phát điện đạt được hiệu quả tốt nhất.

1. Quy trình bảo trì máy phát điện chung

Quy trình để bảo trì bảo dưỡng máy phát điện sẽ được thực hiện theo các mốc thời gian như 1 tháng, 3 tháng hay 6 tháng. Trước khi thực hiện bảo trì, bạn phải tắt hoàn toàn máy phát điện nhằm đảm bảo an toàn.

Đối với máy phát điện có công suất lớn, sau khi tắt 15 phút bạn mới được phép thực hiện các thao tác bảo trì. Bởi vì hệ thống máy phát điện công suất lớn vẫn còn lưu điện một thời gian ngắn sau khi đã tắt.
Qui trình bảo dưỡng được chia thành các giai đoạn sau:

1.1. Giai đoạn kiểm tra các bộ phận của động cơ

Mục tiêu được đề ra là kiểm tra toàn bộ các chi tiết động cơ của máy phát điện để tìm ra các lỗi cơ bản ngay từ đầu, chúng ta sẽ thực hiện theo các việc sau:

- Siết kỹ lại ốc vít trên bảng điều khiển, thổi sạch bụi trên các bộ phận cần kiểm tra, bảo dưỡng.

- Kiểm tra hệ thống làm mát, tản nhiệt của động cơ.

- Kiểm tra các đường ống dẫn nước, két nước, các loại van lọc, van xả nước, quạt gió, van gas.

- Hệ thống ống dẫn dầu, van xả dầu, bơm áp suất, bơm cao áp và hệ thống phun dầu.

- Kiểm tra hệ thống lọc không khí của động cơ.

- Kiểm tra độ hao mòn của các bộ phận như bạc đạn và các thành phần cơ khí khác.

- Kiểm tra khả năng bôi trơn xem có thiếu dầu hay không và cao su giảm chấn còn sử dụng tốt hay đã bị xơ cứng.

- Kiểm tra các bộ hộp lắng cặn, tách nước giải nhiệt và bình làm mát đối lưu.

- Cuối cùng bạn hãy kiểm tra toàn bộ bu lông đai ốc có bị gãy hay lỏng chỗ nào hay không.

1.2. Kiểm tra hệ thống máy phát điện xoay chiều và một chiều

Trong giai đoạn này chúng ta sẽ chú trọng kiểm tra về công suất và độ lệch pha để từ đó dễ dàng phát hiện ra những lỗi không đáng có, ta sẽ tiến hành kiểm tra các hệ thống sau:

- Kiểm tra stator và rotor của máy phát điện.

- Kiểm tra khả năng cách điện, khả năng cảm ứng điện từ và chổi than.

- Tổng công suất tổn hao trên đường dây, cũng như công suất hiện tại mày máy có thể cung cấp để cho phụ tải sử dụng.

- Kiểm tra hệ thống mạch điện tử điều khiển, hệ số avr của máy phát điện và hệ thống mạch bảo vệ.

- Về hệ thống hiển thị, điều khiển, các công tắc mở tắt máy, các công tắc điều chỉnh chức năng khác.

- Các thông số hiển thị trên đồng hồ Volt, Ampe, các chỉ số dầu nhớt, nước, tần số,...

- Đo các rờ le đóng ngắt rò rỉ và các điểm nối công tắc khởi động, tắt máy.

- Kiểm tra, đo lường độ lệch giữa các pha của máy phát điện.

2. Bảo dưỡng máy phát điện diesel

Máy phát điện diesel trong quá trình dùng thì hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện và động cơ cần được giám sát để đảm bảo không có sự cố nguy hiểm xảy ra. Và chúng ta cũng cần một quy trình bảo dưỡng hợp lý để đảm bảo máy hoạt động ổn định.

2.1. Kiểm tra dầu bôi trơn của máy phát điện

- Dầu của động cơ và lưới lọc dầu cần được kiểm tra định kỳ, bạn có thể dễ dàng kiểm tra mức dầu hiện tại và chất lượng dầu còn tốt hay không. Nếu dầu đã quá bẩn và cần thay mới thì bạn nên nhờ các kỹ thuật viên có chuyên môn hơn thực hiện.
- Kiểm tra các đường ống dẫn dầu để ngăn chặn tình trạng rò rỉ.
- Hệ thống bơm dầu bao gồm cả vòi phun và bộ điều áp cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. 

2.2. Kiểm tra hệ thống nhiên liệu

- Dầu diesel chỉ sử dụng tốt trong vòng 1 năm, do đó bạn phải sử dụng hết nhiên liệu trước khi nó gây hại cho máy.
- Bình nhiên liệu cần được xúc xả, vệ sinh sạch sẽ sau một thời gian sử dụng tránh để bụi bẩn, tạp chất tích tụ vào.

2.3. Hệ thống đường ống dẫn, ống xả

Hệ thống đường ống dẫn nhiên liệu, đường ống xả, các khớp nối cần được kiểm tra thường xuyên để phát hiện và thay thế sớm nhất nếu bị rò rỉ, hư hỏng. Với máy phát điện công suất lớn cho các tòa nhà, cần chú ý đến các hệ thống van khóa. Cần kiểm tra, vặn chặt lại các loại van xả, van dẫn nhiên liệu.

2.4. Vệ sinh sạch sẽ máy phát điện

Cách bảo dưỡng máy phát điện diesel đơn giản nhưng hiệu quả đó chính là vệ sinh, lau chùi máy phát điện trước và sau mỗi lần sử dụng. Nếu bạn không sử dụng máy trong thời gian dài thì mỗi tháng bạn nên cho máy chạy ít nhất 3 lần và mỗi lần kéo dài 30 phút.

3. Tại sao phải bảo trì máy phát điện?

Việc bảo trì máy phát điện công nghiệp thường được thực hiện với kế hoạch chi tiết với đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao, có như vậy thì máy phát điện mới có tuổi thọ cao, công suất hoạt động ổn định và đảm bảo quá trình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp ổn định.

Còn với khi bảo dưỡng máy phát điện gia đình chúng ta cũng cần có một kế hoạch đơn giản hơn như vệ sinh bên ngoài của máy, các thao tác kiểm tra đơn giản khác như dây dẫn có bị trầy, các bu lông có bị lỏng hay gãy không,...và có thể phát hiện các sự cố kịp thời để có biện pháp sửa chữa phù hợp.

Để máy phát điện có thể hoạt động với công suất tốt nhất, bền bỉ, ổn định thì cần có cách bảo dưỡng máy phát điện phù hợp. Mỗi doanh nghiệp và gia đình khi sử dụng máy phát điện cần có những quy trình phù hợp riêng để bảo vệ tốt nhất máy phát điện của mình.

Hy vọng qua bài viết này đã phần nào đó giúp bạn có thể tự bảo trì máy phát điện của mình hoặc có thể tìm ra những sự cố mà máy đang gặp phải để có phương án sửa chữa hợp lý.